fbpx

Nhiếp Ảnh Và Du Lịch

Milkyway biển Tân Thành – Bình minh đẩy xiệp biển Tân Thành – Đời thường phơi bột nia tròn

Biển Tân Thành hay còn gọi là biển Gò Công nằm ở xã Tân Thành huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Bãi biển này kéo dài khoảng 7 km, sở hữu những triền cát đen trải dài thực sự ấn tượng. Nói không ngoa khi nơi đây là một trong những bãi biển cát đen thú vị nhất nước ta.

I. THỜI GIAN KHỞI HÀNH

  • Thời gian: Khởi hành lúc 17h00 thứ ba ngày 30/04/2024 đến 17h00 thứ tư ngày 01/05/2024.
  • Địa điểm tập trung: Cung văn hóa Lao Động – Số 55B đường Nguyễn Thị Minh Khai (Gởi xe máy tại bãi giữ xe gần ngã tư Trương Định và Nguyễn Thị Minh Khai).
  • Thời gian sáng tác: 2 ngày.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN VÀ SÁNG TÁC ẢNH

1. Milkyway biển Tân Thành.
2. Chụp ảnh phơi sáng với steel wool.
3. Bình minh biển Tân Thành.
4. Đời thường đẩy xiệp ở biển Tân Thành.
5. Nghề làm chổi đót.
6. Nghề vẽ tranh kiếng.
7. Chùa Vĩnh Tràng.
8. Đời thường phơi bột nia tròn.

III. KHÁM PHÁ ẨM THỰC ĐỊA PHƯƠNG

1. Hủ tiếu Gò Công.
2. Cháo cá lóc Gò Công.

IV. ĐĂNG KÝ VÀ ĐÓNG PHÍ

– Hình thức đăng ký:

+ Đăng ký xác nhận bằng bình luận (comment): Họ và tên – Số điện thoại trước 15h00 ngày 26/03/2024 lên Facebook CLB Nhiếp ảnh & Du lịch: Milkyway biển Tân Thành – Bình minh đẩy xiệp biển Tân Thành – Đời thường phơi bột nia tròn
+ Qua điện thoại cho chị Trinh – 0909.600.220.
+ Lưu ý: Khóa sổ khi đã đủ số người tham gia.

– Chi phí tham gia: 2.800.000 đồng/1 người (nếu đi xe tự túc thì chi phí 1.700.000 đồng), bao gồm:

+ Phương tiện di chuyển xe.
+ Ăn 2 bữa chính và 1 bữa phụ.
+ Một đêm khách sạn 2 sao tại thị xã Gò Công.
+ Dụng cụ ánh sáng để sáng tác ảnh.
+ Bảo hiểm du lịch.
+ Nước uống, khăn lạnh.

– Hình thức đóng tiền: Đóng tiền trực tiếp hoặc chuyển khoản cho chị Minh Tâm (ĐT: 0945.525.604) trước ngày 30/04/2024.

– Thông tin tài khoản:

♣ Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh.

Chủ tài khoản: Lâm Minh Tâm.

Số tài khoản: 0071000955396.

♣ Ngân hàng Á Châu (ACB) – Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh

Chủ tài khoản : Lâm Minh Tâm

Số tài khoản : 115535309

P/S: Khi chuyển khoản vui lòng ghi nội dung: Đóng phí tham quan, Họ tên, Số điện thoại.

V. LỊCH TRÌNH CHI TIẾT

NGÀY 1
TP.HỒ CHÍ MINH –TX.GÒ CÔNG (60 Km)

- Buổi chiều: 17h00 thứ ba ngày 30/04/2024 đoàn tập trung tại Cung văn hoá Lao động khởi hành đi thị xã Gò Công.

- Buổi tối: Đoàn dùng bữa tối.

- Đoàn nhận phòng và nghỉ ngơi ở Gò Công.

NGÀY 2
TX.GÒ CÔNG - TP.HỒ CHÍ MINH (60 Km)

- Buổi sáng: Đoàn chụp milkyway tại biển Tân Thành. Biển Tân Thành hay còn gọi là bãi biển Gò Công nằm ở xã Tân Thành huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Bãi biển này kéo dài khoảng 7 km, sở hữu triền cát đen trải dài và được xem là một trong những bãi biển thú vị nhất Tiền Giang.

- Đoàn sáng tác ảnh steel wool trên bãi biển, đây là một kỹ thuật chụp ảnh với tốc độ màn trập chậm (phơi sáng) với nguồn sáng do người chơi chủ động hoàn toàn (vẽ ánh sáng) bằng nguyên liệu có tên "bùi nhùi thép".

- Đoàn chụp bỉnh minh ở biển Tân Thành.

- Đoàn sáng tác ảnh cảnh đẩy xiệp tại gác nghêu. Xiệp là một ngư cụ cổ truyền được làm bằng 2 cây tre dài hoặc tầm vông. Hai cây tre dài và thẳng được kết hợp lại thành một cái gọng hình chữ V, gọi là gọng tre. Trên gọng tre người ta mắc một tấm lưới dầy giống như hình chiếc dù. Khi đẩy tới, tôm cá sẽ lọt vào lưới mà không thoát ra được. Đẩy xiệp bắt cá tuy đơn giản là vậy, nhưng người sử dụng nó khá vất vả. Từ xa nhìn những người đẩy xiệp lúc giơ gọng lên cao, lúc hạ xuống thấp giống như một cánh buồm căng gió, chúng ta tưởng chừng như nhẹ nhàng nhưng kỳ thực rất nặng vì hai cây tre quá dài, người yếu sức không thể thao tác nổi.

- Đoàn dùng bữa sáng.

- Đoàn tham quan và chụp ảnh đời thường ở làng nghề làm chổi đót. Để có được một chiếc chổi đót bền, đẹp thì phải trải qua nhiều khâu xử lý nguyên liệu, sự khéo léo của đôi tay người thợ. Đót làm chổi phải được phơi khô để tránh ẩm mốc. Theo cách làm thủ công là tra bó đót vào cán, bện chổi, sau đó được kết chặt vào cán chổi bằng sợi mây. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, người dân đã đa dạng hóa với nhiều sản phẩm như chổi bện mây truyền thống, chổi quấn dây thép, dây cước, cán thân đót, cán nhựa, chổi quét vôi…

- Đoàn tham quan và sáng tác ảnh nghề vẽ tranh kiếng. Tranh kiếng có từ thế kỉ XIX, nhưng chỉ có ở những cung điện và các gia đình quan lại quyền quí. Đến thời Pháp thuộc, các loại tranh kiếng dần dần phát triển ở vùng Lái Thiêu và Chợ Lớn. Tranh được nhiều gia đình mua về để thờ tự hoặc trang trí trong nhà. Có loại vẽ nhiều màu sắc nhưng cũng có loại chỉ vẽ màu xanh hoặc đỏ, các loại hoa văn thường cẩn ốc xà cừ. Đường nét của tranh vừa tỉ mỹ vừa cách điệu.

- Đoàn tham quan và sáng tác ảnh chùa Vĩnh Tràng. Chùa Vĩnh Tràng là ngôi chùa thờ phật lớn nhất tỉnh Tiền Giang, được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1984. Chùa bắt đầu được xây dựng từ đầu thế kỉ 19 bởi ông bà Bùi Công Đạt. Năm 1894, Hòa thượng Thích Huệ Đăng ở chùa Giác Lâm (Gia Định) về trụ trì đã tổ chức xây dựng thành ngôi đại tự và đặt tên là chùa Vĩnh Trường với ngụ ý ước cho chùa được “Vĩnh cửu đối sơn hà, trường tồn tề thiên địa”. Chính vì vậy, người dân vùng lân cận đến nay vẫn quen gọi là chùa Vĩnh Tràng. Năm 1907, Hòa thượng Trà Chánh Hậu cho sửa chữa phần chánh điện, pha trộn cả nét kiến trúc Á - Âu. Năm 1930, Hòa thượng Minh Đằng cho trùng tu toàn diện để chùa có diện mạo như ngày hôm nay.

- Buổi trưa: Đoàn dùng bữa trưa.

- Buổi chiều: Đoàn sáng tác ảnh cảnh phơi bột mì trắng với những hàng nia tròn ở Tân Trụ. Những nia tròn trắng trên sân với những tia nắng đẹp trên nia.

- Đoàn khởi hành về thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc chuyến tham quan và sáng tác ảnh.

* Lưu ý:
+ Lịch trình có thể thay đổi để tùy theo tình hình thực tế và thời tiết để phù hợp với chuyến đi.

VI. THIẾT BỊ CHỤP VÀ VẬT DỤNG MANG THEO

– Đèn pin chiếu sáng.
– Mang giày/dép chống trơn trượt.